Minh hoạ Vùng đệm

  • Khái niệm "vùng đệm" mới xuất hiện tương đối gần đây trong sinh thái học, vào khoảng những năm của thập niên 1980,[7] phản ánh sự biến đổi của các hiện tượng quan sát được trên quy mô lớn. Nó đặc biệt rõ ở các vùng nông thôn (giữa nơi sinh sống và nơi canh tác), trong lĩnh vực sinh thái học cảnh quan, nhất là ở ranh giới giữa vùng đất cạn - vùng đất ngập nước - thủy sinh. Trong vùng nào có một dòng chảy (suối, sông) thì dòng chảy này có chức năng của một "hành lang sinh học", nó tách hai môi trường sống mà trong đó nó là nơi ở của các loài có khả năng sống ở cả hai môi trường, chẳng hạn như hải ly, lưỡng cư (hình 2).[8]
Hình 2: Dòng sông là một "hành lang sinh học".
  • Trong hình 2 có thể thấy ít nhất hai vùng đệm:

- vùng ven bờ nằm giữa sông (hệ sinh thái nước ngọt) và rừng (hệ sinh thái rừng).

- (xa xa) vùng ven rừng nằm giáp ranh vùng rừng với vùng núi.

Hình 3: Vành đai sậy là vùng đệm điển hình của hồ ôn đới, có xu hướng di chuyển dần về giữa hồ.
  • Vùng đệm dễ nhận thấy nhất ở nơi có các môi trường khác hẳn nhau, như giữa mặt đất với sông/hồ, chẳng hạn như cửa sông, đầm phá hoặc tại ranh giới giữa nước và đất như đầm lầy.